So sánh sản phẩm

Công tác lắp ghép trần treo trong xây dựng hoàn thiện nhà

Công tác lắp ghép trần treo trong xây dựng hoàn thiện nhà


Công tác lắp ghép trần treo là công tác hoàn thiện trần nhà. Công tác lắp ghép trần treo được quy định áp dụng cho nhà ở dân dụng trong tiêu chuẩn Việt Nam “TCVN 5674:1992”. Bài viết này, Hoàng Gia Ric xin trích dẫn lại “Mục 7: Công tác lắp ghép trần treo” trong tiêu chuẩn nêu trên. Mời quý vị tham khảo.
 
Nội dung “Công tác lắp ghép trần treo”:

1. Trước khi lắp ghép trần treo cần phải hoàn thiện tất cả mọi công tác hoàn thiện khác bên trong công trình trừ công tác sơn và bồi dán trang trí.
 
2. Trần treo bằng các tấm vật liệu trang trí hay các tấm kết hợp vừa trang trí vừa cách âm, cần phải được liên kết chắc chắn với kết cấu chịu lực của công trình.
Những dầm trần bằng thép hay gỗ, phải liên kết chắc chắn với tấm trần treo bằng các móc theo thiết kế.
 
3. Vị trí trần treo do hệ khung và hệ dầm quyết định.
Vị trí của hệ khung và dầm trần phải bảo đảm chính xác nhờ việc điều chỉnh chiều dài thanh móc treo theo phương thẳng đứng.
Những cấu kiện chịu lực của trần treo, kể cả móc treo phải được sơn chống rỉ. Đối với những thanh bằng gỗ phải qua xử lí chống mối mọt.
 
4. Trong một phòng, những tấm trần treo lắp ghép phải có cùng một kích thước bao gồm chiều dài, chiều rộng và chiều dầy. Các tấm phải có cùng một màu sắc. Bề mặt các tấm phải phẳng, không có vết nứt, vết gẫy, gẫy góc, ố bẩn v.v… Kích thước của tấm phải được kiểm tra bằng khuôn dưỡng chuẩn.
Những tấm trần có kích thước không theo tiêu chuẩn thì độ sai lệch không được quá các giá trị ghi trong thiết kế.
 
5. Trước khi lắp ghép, các tấm trần phải được cắt và gia công sẵn những chi tiết liên kết hay khoan sẵn các lỗ dùng để bắt vít và bu lông. Gia công sẵn các vị trí cho lưới thông gió và thiết bị chiếu sáng đi qua v.v... Những vị trí khoét lỗ đó phải được sơn bảo vệ trước khi lắp ghép.
 
6. Khi bắt đầu thi công trần treo, trên tường và cột phải được đánh dấu độ cao của mặt dưới trần. Trên tường phải kẻ các trục định vị tương ứng với vị trí các tấm viền trần sát tường.
 
7. Việc lắp ghép các trần có soi rãnh ghép, nên thi công ghép từng cặp hai tấm kề nhau, dùng đinh mộng liên kết chống trượt giữa các tấm với nhau. Đường ghép các tấm kề nhau phải thẳng hàng. Chiều rộng của mối ghép giữa các tấm trần phải theo thiết kế.
 
8. Khi lắp ghép các tấm trần treo lên hệ khung gỗ, phải khoan sẵn các lỗ để bắt vít hoặc bu lông. trong tường hợp cần thiết các tấm trần bằng thép phải được gia công sẵn các gờ rãnh ghép chồng và liên kết chặt giữa chúng bằng đinh vít hay đinh có mũ.
 
9. Trình tự ghép tấm trần nên thực hiện từ giữa phòng trở ra ria tường. Kích thước và số lượng ốc vít được xác định theo thiết kế và phụ thuộc vào kích thước của tấm.
Khi diện tích trần không cho phép ghép kín bằng số trẵn tấm cần phải phân chia sao cho các tấm trần đối xứng nhau.
Tấm trần ghép cuối cùng được liên kết chắc chắn bằng nẹp luồn qua các rãnh soi sẵn.
 
10. kiểm tra độ phẳng của trần treo phải theo hai phương dọc và ngang phòng, phải đảm bảo yêu cầu ngang bằng theo mọi hướng. Nếu thiết kế yêu cầu các tấm trần có độ nghiêng hắt âm cần làm những dụng cụ kiểm tra những góc nghiêng, một cạnh nằm ngang gắn ni vô bọt nước.
Sai số cho phép theo phương thẳng đứng so với độ cao thiết kế khi lắp ghép trần treo là 2 mm. Độ sai lệch trong mỗi hàng tấm so với trục ghép không quá 1 mm. Chiều rộng của các đường ghép tấm phải tuân theo thiết kế. Các mối ghép, kích thước phải đều và phẳng.
 
11. Những khoang của tấm có bố trí hệ thống đèn chiếu sáng hay lưới thông gió phải đảm bảo đúng vị trí và kích thước theo thiết kế.
  

Xem thêm: Các bước xây nhà trọn gói, xây dựng nhà đẹp.
 
Hy vọng phần trích dẫn “Công tác lắp ghép trần treo” đã mang đến cho quý vị những tham khảo bổ ích. Hãy gọi chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và nhận những tư vấn hoàn toàn miễn phí cho các vấn đề liên quan đến thiết kế xây dựng nhà.
 

Công ty thiết kế xây dựng nhà: Hoàng Gia Ric.

Chia Sẻ :

Liên hệ chúng tôi