So sánh sản phẩm

Phân loại gỗ dán dựa trên ngoại quan và đặc trưng

Phân loại gỗ dán dựa trên ngoại quan và đặc trưng


Phân loại gỗ dán dựa trên ngoại quan và đặc trưng được trích dẫn từ tiêu chuẩn quốc gia “TCVN 5695: 2015 - Gỗ dán - Phân loại”. Mời quý vị tham khảo.
 

Nội dung phần trích dẫn:


1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Phân loại
    3.1. Qui định chung
    3.2. Mô tả chung
    3.3. Các đặc trưng chính


1. Phạm vi áp dụng

 
Tiêu chuẩn này qui định hệ thống phân loại ván gỗ dán dựa trên ngoại quan nói chung và các đặc trưng chính.
 

2. Tài liệu viện dẫn

 
Các tài liệu viện dẫn sau là cần thiết khi áp dụng tiêu chuẩn. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các bản sửa đổi (nếu có).
ISO 2074 Plywood - Vocabulary (Gỗ dán - Từ vựng).
ISO 2426-1 Plywood - Classification by surface appearance - Part 1: General (Gỗ dán - Phân loại theo ngoại quan bề mặt - Phần 1: Qui định chung).
ISO 2426-2 Plywood - Classification by surface appearance - Part 2: Hardwood (Gỗ dán - Phân loại theo ngoại quan bề mặt - Phần 2: Gỗ cây lá rộng).
ISO 2426-3 Plywood - Classification by surface appearance - Part 3: Softwood (Gỗ dán - Phân loại theo ngoại quan bề mặt - Phần 3: Gỗ cây lá kim).
ISO 12465 Plywood - Specifications (Gỗ dán - Yêu cầu kỹ thuật).
 

3. Phân loại

 

3.1. Qui định chung

 
Ván gỗ dán được phân loại theo tiêu chí lựa chọn trong danh mục sau đây.
 

3.2. Mô tả chung

 
3.2.1. Loại ván theo qui định trong ISO 2074
a) gỗ dán thuần ván mỏng;
b) gỗ dán lõi gỗ
1) ván ghép từ thanh dày;
2) ván ghép từ thanh trung bình;
3) ván ghép từ thanh mỏng;
c) gỗ dán composite.
 
3.2.2. Hình dạng theo qui định trong ISO 2074
a) phẳng;
b) định hình.
 
3.2.3. Ngoại quan bề mặt theo qui định trong ISO 2426-1, ISO 2426-2 và ISO 2426-3
 
3.2.4. Hoàn thiện bề mặt theo qui định trong ISO 2074
a) gỗ dán chưa được đánh nhẵn;
b) gỗ dán đã được nhẵn (một mặt hoặc hai mặt);
c) gỗ dán bề mặt không bị xước;
d) gỗ dán bề mặt bị xước;
e) gỗ dán phủ mặt (giấy thấm nhựa, chất dẻo, màng nhựa, kim loại, giấy trang trí);
f) gỗ dán có hoàn thiện bề mặt trước;
g) gỗ dán có vân thớ;
h) gỗ dán được phủ ván mỏng.
 

3.3. Các đặc trưng chính

 
3.3.1. Các tính chất cơ học gắn với loại sử dụng
a) gỗ dán dùng cho mục đích phi kết cấu (ví dụ: đồ nội thất, vách ngăn tường);
b) gỗ dán dùng cho mục đích kết cấu (ví dụ: ốp tường, lát sàn và tạo khuôn bê tông).
 
3.3.2. Điều kiện tiếp xúc được qui định trong ISO 12465
a) sử dụng trong điều kiện khô;
b) sử dụng trong điều kiện nhiệt đới khô/ẩm;
c) sử dụng trong điều kiện độ ẩm cao/ngoài trời.
 
3.3.3. Xử lý riêng để cải thiện
a) bền sinh học (nấm, côn trùng);
b) chống ẩm;
c) phản ứng với lửa.
 

 
Hy vọng phần trích dẫn “Phân loại gỗ dán dựa trên ngoại quan và đặc trưng” đã mang đến cho quý vị những thông tin bổ ích. Hãy gọi chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và nhận những tư vấn hoàn toàn miễn phí cho các vấn đề liên quan đến thiết kế xây dựng nhà.
 

Công ty thiết kế xây dựng: Hoàng Gia Ric.
Tags: Gỗ dán,

Chia Sẻ :

Liên hệ chúng tôi