So sánh sản phẩm

Phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt: Nguyên tắc chung

Phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt: Nguyên tắc chung


Các nguyên tắc chung để phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt được quy định trong tiêu chuẩn quốc gia “TCVN 11901-1: 2017 - Gỗ dán - Phân loại theo ngoại quan bề mặt - Phần 1: Nguyên tắc chung”. Bài viết này là trích dẫn tiêu chuẩn nói trên, mời quý vị tham khảo.
 

Nội dung phần trích dẫn:


1. Phạm vi áp dụng
2. Tài liệu viện dẫn
3. Phân loại theo ngoại quan bề mặt
4. Nguyên tắc phân loại


1. Phạm vi áp dụng

 
Tiêu chuẩn này đưa ra các nguyên tắc chung để phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt của nó.
Tiêu chuẩn này không áp dụng đối với gỗ dán phủ mặt.
 

2. Tài liệu viện dẫn

 
Các tài liệu viện dẫn sau đây rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất, bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 11901-2: 2017 (ISO 2426-2: 2000), Gỗ dán - phân loại theo ngoại quan bề mặt - Phần 2: Gỗ cứng.
TCVN 11901-3: 2017 (ISO 2426-3: 2000), Gỗ dán - phân loại theo ngoại quan bề mặt - Phần 3: Gỗ mềm.
 

3. Phân loại theo ngoại quan bề mặt

 
3.1. Các loại
Phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt được thực hiện theo số lượng, và mức độ đặc trưng vốn có của gỗ cũng như các khuyết tật trong quá trình sản xuất.
Năm loại ngoại quan được phân biệt, nhận dạng theo các mã sau: E, I, II, III, IV.
 
3.2. Các đặc trưng và khuyết tật được phép
 
3.2.1. Xác định loại ngoại quan
Xác định loại ngoại quan trên cơ sở xem xét bề mặt tấm ván, phải tính đến các dạng đặc trưng được đưa ra trong Bảng 1 và các khuyết tật được đưa ra trong bảng 2.
 
3.2.2. Các đặc trưng vốn có của gỗ
Dạng các đặc trưng vốn có của gỗ được nêu trong Bảng 1.
 
Dạng Loại
3.2.2.1 Mắt nhỏ  
3.2.2.2 Mắt sống  
3.2.2.3 a) Mắt không lành  
b) Rời hoặc rời một phần  
c) Các hốc, trừ trường hợp do côn trùng, hà biển và cây ký sinh gây ra 1) Hở
2) Kín
3.2.2.4 a) Vết nứt 1) Hở
2) Kín
b) Vết rạn  
3.2.2.5 Vết bất thường do côn trùng, hà biển và cây ký sinh gây ra 1) Lỗ mọt nhỏ
2) Lỗ mọt lớn
3) Lỗ do hà biển
4) Vết do cây ký sinh
3.2.2.6 a) Vết túi nhựa
b) Vết nhựa cây
c) Lộn vỏ
 
3.2.2.7 Cấu trúc bất thường ở gỗ a 1) Thớ xiên
2) Thớ cuộn
3) Thớ đan vào nhau
4) Thớ xoắn
3.2.2.8 Bị biến màu nhưng gỗ không bị phá huỷ 1) Sự biến màu sang xanh (blue), do mốc và do nấm
2) Biến màu gỗ dác
3) Lõi hỏng
4) Biến màu khác như sự biến màu và các vết màu do hoá chất gây ra
3.2.2.9 Mục do nấm gây phá huỷ gỗ Mục
3.2.2.10 Các đặc trưng khác Cần được xem xét cụ thể và đưa vào nhóm có đặc trưng gần sát nhất
a Độ nhám do tính bất thường của thớ gây ra, được coi như một dạng đặc trưng

Bảng 1 - Dạng đặc trưng vốn có của gỗ.

 
3.2.3. Các khuyết tật trong quá trình sản xuất
Dạng các khuyết tật trong quá trình sản xuất được nêu trong bảng 2.
 
Dạng Loại
3.2.3.1 Mối ghép hở  
3.2.3.2 Chờm  
3.2.3.3 Phồng rộp  
3.2.3.4 a) Lỗ rỗng
b) Vết lõm
c) Vết lồi
 
3.2.3.5 Độ nhám, trừ trường hợp do cấu trúc bất thường ở gỗ gây ra  
3.2.3.6 Vết do đánh nhẵn  
3.2.3.7 Vết keo loang  
3.2.3.8 Các dị vật Kim loại, khoáng vật, v.v.
3.2.3.9 Sửa chữa 1) Miếng vá
2) Miếng chêm
3) Matit tổng hợp
3.2.3.10 Khuyết tật cạnh tấm 1) Khuyết tật do đánh nhẵn
2) Khuyết tật do cưa mắt
3) Mắt gỗ
3.2.3.11 Các khuyết tật khác Cần được xem xét cụ thể và đưa vào nhóm có khuyết tật gần sát nhất

Bảng 2 - Dạng các khuyết tật trong quá trình sản xuất.

 
3.3. Phân loại theo ngoại quan của tấm
Loại ngoại quan gỗ dán được xác định theo bề mặt gỗ dán.
Loại của gỗ dán trước hết xem xét loại của lớp mặt, sau đó là loại của mặt sau.
 

4. Nguyên tắc phân loại

 
4.1. Phân loại đối với gỗ cứng và gỗ mềm
Các đặc trưng và khuyết tật cho phép đối với từng loại ngoại quan được quy định trong TCVN 11901-2 (ISO 2426-2) đối với gỗ cứng và TCVN 11901-3 (ISO 2426-3) đối với gỗ mềm.
 
4.2. Các điều kiện có thể chấp nhận được đối với các đặc trưng vốn có của gỗ và các khuyết tật trong quá trình sản xuất
 
4.2.1. Quy định chung
Các đặc trưng và khuyết tật bị giới hạn bởi số lượng, kích cỡ, hoặc diện tích được đếm hoặc đánh giá trên tổng diện tích bề mặt tấm ván. Số lượng hoặc diện tích được biểu thị bằng giá trị trung bình trên mét vuông tấm, không tính các vết rạn, vết nứt, mối ghép hở có trên một mét chiều rộng tấm ván.
Số lượng và diện tích các đặc trưng và khuyết tật được xác định như dưới đây và làm tròn đến đơn vị gần nhất.
 
a) Đối với mắt và lỗ
1) đường kính từng cái;
2) các đường kính cộng dồn, biểu thị trên mỗi mét vuông bề mặt tấm.
Chú thích: Đường kính mắt hoặc lỗ thường được xác định bằng đường kính đi qua hướng thớ chính ván mỏng.
 
b) Đối với vết rạn, vết nứt và mối ghép hở
1) chiều dài từng vết;
2) chiều rộng từng vết;
3) số vết trên một mét chiều rộng tấm.
 
4.2.2. Mối ghép
Trong các loại ngoại quan từ I đến IV, số lượng và chiều rộng ván mỏng tạo thành các lớp ngoài của tấm là không hạn chế, miễn là các mối ghép này được thực hiện tốt.
Các ván mỏng tạo thành các lớp ngoài của loại I phải cân xứng về màu sắc và có thớ tương tự nhau.
Các lớp ngoài phải sắp xếp để các mối ghép gần song song với các cạnh của tấm.
Ở loại E, lớp ngoài có thể sử dụng ván bóc làm một hoặc hai tấm ván mỏng miễn là mối ghép này được thực hiện tốt, ghép ở gần tâm tấm, gần song song với các cạnh tấm và các tấm ván mỏng đó cân xứng về màu sắc và có thớ tương tự nhau.
 
4.2.3. Tạp chất
Không cho phép có tạp chất chứa các dị vật có thể gây hỏng thiết bị máy móc.
 
4.2.4. Sửa chữa
Miếng vá và miếng chêm được sử dụng để sửa chữa phải phù hợp và được gắn cố định. Ghép để màu sắc và thớ phải theo các yêu cầu của loại ngoại quan thích hợp.
Cho phép sử dụng matit tổng hợp, tuỳ theo yêu cầu loại ngoại quan.
 

 
Hy vọng phần trích dẫn “Phân loại gỗ dán theo ngoại quan bề mặt: Nguyên tắc chung” đã mang đến cho quý vị những thông tin bổ ích. Hãy gọi chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và nhận những tư vấn hoàn toàn miễn phí cho các vấn đề liên quan đến thiết kế xây dựng nhà.
 

Công ty thiết kế xây dựng: Hoàng Gia Ric.

Chia Sẻ :

Liên hệ chúng tôi