So sánh sản phẩm

Vữa keo chít mạch: Phương pháp thử các chỉ tiêu kỹ thuật

Vữa keo chít mạch: Phương pháp thử các chỉ tiêu kỹ thuật


Vữa, keo chít mạch là các chất kết dính, sử dụng để điền vào khe hở giữa các viên gạch ốp lát. Vữa keo chít mạch cần đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật về độ bền, độ hút nước, độ co ngót, độ mài mòn và biến dạng. Bài viết này là trích dẫn “Mục 4 - Phương pháp thử” trong tiêu chuẩn quốc gia “TCVN 7899-4: 2008 - Gạch gốm ốp lát - Vữa, keo chít mạch và dán gạch - Phần 4: Phương pháp thử vữa, keo chít mạch”. Mời quý vị tham khảo.
 

Nội dung phần trích dẫn:


1. Xác định cường độ uốn và nén
2. Xác định độ hút nước
3. Xác định độ co ngót
4. Xác định độ chịu mài mòn
5. Xác định biến dạng ngang


1. Xác định cường độ uốn và nén

 
Tiến hành phép xác định cường độ uốn và nén dưới điều kiện và quy trình thử nghiệm chung nêu trong TCVN 7899-4: 2008 và hướng dẫn cụ thể dưới đây.
 

1.1. Thiết bị, dụng cụ

 
1.1.1. Bộ khuôn, sử dụng ba bộ khuôn bằng thép, có bề mặt phía trong nhẵn, để chế tạo các mẫu lăng trụ kích thước (40 ± 0,1) mm x (40 ± 0,1) mm x (160 ± 0,4)mm.
Trên các thành khuôn có các lỗ để cố định các chốt phù hợp với các đầu mẫu thử (xem Hình 1).
 
1.1.2. Thiết bị dằn hoặc bàn dằn, được sử dụng để lèn mẫu vữa kích thước 40 mm x 40 mm x 160 mm theo Hình 2.
 
1.1.3. Máy nén, có khả năng truyền tải với công suất và độ chính xác phù hợp với phép thử. Máy phải có cơ cấu để uốn, phù hợp mô tả trên Hình 3.
 
1.1.4. Bộ gá định vị
Phép thử cường độ nén yêu cầu phải có bộ gá định vị theo Hình 4, được lắp ở tấm ép dưới của máy; lực được truyền từ máy nén lên tấm ép trên qua gối hình cầu trung gian.
 

Hình 1 - Ví dụ về khuôn chế tạo các mẫu hình lăng trụ
(40 ± 0,1 mm x 40 ± 0,1 mm x 160 ± 0,4 mm).
 
Chú dẫn:
- 1: dải vữa/keo
- 2: khung trên, chiều rộng bên trong 39,6 mm ± 0,2 mm
- 3: có khung trên
- 4: không có khung trên
 

Hình 2 - Thiết bị dằn điển hình.
 
Chú dẫn:
- 1: vấu
- 2: cam
- 3: chốt hãm
- 4: cơ cấu phụ cam
 
Chú thích:
- Khuôn và bàn dằn của các nhà chế tạo khác nhau có thể có kích thước và khối lượng không như nhau, do đó người sử dụng phải lựa chọn sự thích hợp của sản phẩm.
 

Hình 3 - Bố trí truyền tải để xác định cường độ uốn.
 

Hình 4 - Gá thử điển hình dùng để thử nghiệm cường độ nén.
 
Chú dẫn:
- 1: vòng bi - 5: tấm ép trên của máy - 9: tấm ép dưới
- 2: cơ cấu trượt - 6: gối cầu của bộ gá - 10: tấm ép dưới của bộ gá
- 3: lò xo trả về - 7: tấm ép trên của bộ gá - 11: tấm ép dưới của máy
- 4: gối cầu của máy nén - 8: mẫu thử  
 

1.2. Chuẩn bị cụm mẫu thử

 
Ngay sau khi trộn xong vữa/keo gắn chắc khuôn lên bàn dằn.
Dùng xẻng thích hợp, xúc vữa/keo trực tiếp từ bát trộn vào từng ngăn khuôn để có được lớp vữa/keo đầu tiên trong hai lớp.
Trải đều lớp vữa/keo đầu tiên đó, sau đó lèn vữa/keo bằng cách dằn 60 cái.
Trải đều lớp vữa/keo thứ hai, sau đó lèn vữa/keo bằng cách dằn tiếp 60 cái.
Chuẩn bị ba mẫu cho mỗi loại vữa/keo.
Nhẹ nhàng nhấc khuôn ra khỏi bàn dằn, gạt vữa/keo thừa và dùng bay phẳng miết trơn bề mặt mẫu.
Lau sạch vữa/keo dính xung quanh khuôn.
Dùng tấm kính kích thước 210 mm x 185 mm, dày 6 mm đặt lên khuôn. Có thể dùng tấm kim loại hoặc vật liệu không thấm nước có kích thước tương tự.
Đặt khuôn đã được đánh dấu nhận biết lên nền phẳng trong điều kiện tiêu chuẩn (23 ± 2) oC và độ ẩm tương đối (50 ± 5) % R.H hoặc nhiệt độ (27 ± 2) oC và độ ẩm tương đối (65 ± 5) % R.H.
Sau 24 h, cẩn thận lấy mẫu ra khỏi khuôn.
Chuẩn bị ba mẫu cho mỗi loại vữa/keo.
Đối với vữa/keo đóng rắn nhanh, lấy mẫu ra khỏi khuôn ngay trước khi tiến hành thử.
 

1.3. Xác định cường độ uốn trong điều kiện tiêu chuẩn

 
Mẫu đã tháo khuôn được bảo dưỡng 27 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn, để cách nhau ít nhất 25 mm.
Sau khi quá trình bảo dưỡng kết thúc, đặt mẫu hình lăng trụ vào máy nén (mục 1.1.3) sao cho bề mặt cạnh nằm ngang trên hai gối đỡ và vuông góc với trục đỡ.
Truyền tải trọng theo chiều thẳng đứng xuống cạnh đối diện của mẫu hình lăng trụ, tăng tải đều với tốc độ (50 ± 10) N/s cho đến khi mẫu gãy.
Bảo quản các nửa mẫu thử trong điều kiện tiêu chuẩn để thử nén.
 

1.4. Xác định cường độ nén trong điều kiện tiêu chuẩn

 
Tiến hành xác định cường độ nén trên các nửa mẫu gãy sau khi thử uốn theo mục 1.1.4.
Đặt điểm giữa của các nửa mẫu thử lên một phía của má ép của máy nén, chính xác đến ± 0,5 mm và theo chiều dọc sao cho một đầu của nửa mẫu lăng trụ nhô ra khỏi tấm ép hoặc má ép khoảng 10 mm.
Tăng dần đều tải trọng với tốc độ (2 400 ± 200) N/s cho đến khi mẫu gãy.
 

1.5. Xác định cường độ uốn và nén sau các chu kỳ đóng băng và tan băng

 
Chuẩn bị cụm mẫu thử theo mục 1.2.
Bảo dưỡng mẫu 6 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn, sau đó ngâm trong nước 21 ngày trước khi tiến hành 25 chu kỳ đóng băng và tan băng theo cách tiến hành đóng băng và tan băng của TCVN 7899-2: 2008 (ISO 13007-2: 2005).
Sau chu kỳ cuối cùng, bảo dưỡng 3 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn. Trước khi thử, kiểm tra và ghi lại mô tả ngắn gọn về bề mặt mẫu thử.
Xác định cường độ uốn theo mục 1.3 và cường độ nén theo mục 1.4.
 

1.6. Đánh giá kết quả thử

 
1.6.1. Cường độ uốn
Cường độ uốn (Sf) được tính theo công thức sau:
 
                       (1,5Ff)(D)
               Sf = -------------- N/mm2
                              l3
 
Trong đó:
- l là chiều dài cạnh bên của tiết diện vuông của mẫu hình lăng trụ, tính bằng milimét;
- Ff là tải trọng truyền lên điểm giữa của mẫu lăng trụ, tại thời điểm mẫu gãy, tính bằng niutơn;
- D là khoảng cách giữa hai gối đỡ, tính bằng milimét.
Tính giá trị trung bình của ba phép xác định, chính xác đến 0,1 N/mm2.
 
1.6.2. Cường độ nén
Cường độ nén (Sc) được tính theo công thức sau:
 
                            Fc  
                Sc = ---------- N/mm2
                          1600
 
Trong đó:
- Fc là tải trọng lớn nhất tại điểm phá hủy, tính bằng niutơn;
- 1600 = 40 mm x 40 mm là diện tích tấm ép hoặc má ép, tính bằng milimét vuông;
- Tính giá trị trung bình của sáu kết quả thử, chính xác đến 0,1 N/mm2.
 

1.7. Báo cáo thử nghiệm

 
Báo cáo thử nghiệm bao gồm các thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này, ví dụ: "TCVN 7899-4: 2008 (ISO 13007-4: 2005)";
b) ngày thử nghiệm;
c) loại vữa/keo, ký hiệu thương mại, tên nhà sản xuất;
d) nơi gửi mẫu, ngày nhận mẫu, các thông tin đầy đủ để nhận biết về mẫu thử;
e) xử lý và bảo quản mẫu trước khi thử nghiệm;
f) điều kiện thử nghiệm;
g) lượng nước hoặc phụ gia lỏng đã dùng để chuẩn bị mẫu;
h) kết quả thử nghiệm (giá trị đơn lẻ, giá trị trung bình và kiểu bong tách, nếu yêu cầu).
i) các yếu tố có thể ảnh hưởng kết quả thử;
j) kết quả kiểm tra ngoại quan đối với từng mẫu trước và sau khi thử, kết quả đơn lẻ và giá trị trung bình trong từng điều kiện thử, tính bằng niutơn trên milimét vuông.
 

2. Xác định độ hút nước

 

2.1. Qui định chung

 
Độ hút nước được xác định theo điều kiện và qui trình thử nghiệm chung nêu trong TCVN 7899-4: 2008 và hướng dẫn cụ thể dưới đây.
 

2.2. Thiết bị, dụng cụ

 
2.2.1. Bộ khuôn, ba bộ khuôn như qui định trong mục 1.1.1.
 
2.2.2. Tấm ngăn, ba tấm, dày 1 mm, bằng nhựa cứng (ví dụ PTFE) hoặc HDPE không dùng chất tháo đỡ khuôn.
 
2.2.3. Thiết bị dằn hoặc bàn dằn, như mô tả trong mục 1.1.2.
 
2.2.4. Khay, đủ rộng để chứa ba mẫu thử.
 

2.3. Chuẩn bị mẫu

 
Đặt các tấm ngăn vào khoảng giữa khuôn, song song với bề mặt nhỏ hơn. Tiến hành theo qui trình nêu trong mục 1.2, chuẩn bị sáu mẫu cho mỗi loại vữa/keo. Sau khi dỡ khuôn, bảo dưỡng mẫu 20 ngày trong điều kiện tiêu chuẩn. Dùng keo silicon trung tính để bịt kín bốn đầu cạnh kích thước 40 mm x 80 mm để chống thấm nước. Sau đó bảo dưỡng mẫu tiếp trong 7 ngày.
 

2.4. Cách tiến hành

 
28 ngày sau khi trộn, cân mẫu chính xác đến 0,01 g, đặt mẫu dựng đứng trong khay, với đầu không bịt keo kích thước 40 mm x 40 mm xuống phía dưới, trên miếng đỡ hình tròn hoặc hình tam giác, ngập trong nước 5 mm đến 10 mm, chú ý không để các mặt lăng trụ có thể dính vào nhau.
Giữ cho mực nước luôn luôn không đổi, đổ thêm nước nếu cần.
Sau 30 phút, lấy mẫu ra khỏi nước, dùng vải ẩm nhanh chóng thấm khô mẫu và cân ngay.
Đặt lại mẫu vào khay và lặp lại qui trình trên sau thời gian 210 phút.
 

2.5. Đánh giá và biểu thị kết quả

 
Độ hút nước Wab của mỗi mẫu thử, tính bằng gam, được tính theo công thức sau:
 
               Wab = mt - md
 
Trong đó:
- mt là khối lượng mẫu khô, tính bằng gam;
- md là khối lượng mẫu sau khi ngâm, tính bằng gam.
Tính giá trị trung bình của ít nhất ba mẫu thử.
 

2.6. Báo cáo thử nghiệm

 
Báo cáo thử nghiệm gồm các thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này, tức là: "TCVN 7899-4: 2008 (ISO 13007-4: 2005)"
b) ngày thử nghiệm;
c) loại vữa/keo, ký hiệu thương mại, tên nhà sản xuất;
d) nơi gửi mẫu, ngày nhận mẫu, các thông tin đầy đủ về mẫu thử;
e) cách xử lý và bảo quản mẫu trước khi thử nghiệm;
f) điều kiện thử nghiệm;
g) lượng nước hoặc phụ gia lỏng đã dùng để chuẩn bị mẫu;
h) kết quả thử nghiệm (giá trị đơn lẻ, giá trị trung bình và kiểu bong tách, nếu yêu cầu).
i) các yếu tố có thể ảnh hưởng kết quả thử;
j) kết quả thử đơn lẻ và giá trị trung bình sau 30 phút và 240 phút.
 

3. Xác định độ co ngót

 

3.1. Qui định chung

 
Độ co ngót được xác định theo điều kiện và qui trình thử nghiệm chung nêu trong TCVN 7899-4: 2008 và hướng dẫn chi tiết sau đây.
 

3.2. Thiết bị, dụng cụ

 
3.2.1. Bộ khuôn, ba bộ khuôn có các tấm ngăn như mô tả trong mục 1.1.1.
 
3.2.2. Tấm ngăn, sáu tấm ngăn nhẵn, cứng, không thấm nước (ví dụ bằng polyetylen hoặc PTFE), kích thước (40 ± 0,1 x 160 ± 0,4) mm và dày (15 ± 0,1) mm.
 
3.2.3. Thiết bị dằn, như mô tả trên Hình 2.
 
3.2.4. Thiết bị đo
Thiết bị đo bao gồm một dụng cụ đo với đế có vít điều chỉnh. Dụng cụ đo có đồng hồ số, đọc được chính xác đến 0,01 mm, đồng hồ được gắn cố định vào khung đo (xem Hình 5, 6 và 7).
 
3.2.5. Thanh hiệu chuẩn
Thanh hiệu chuẩn hoặc thanh chuẩn được sử dụng làm chiều dài chuẩn để kiểm tra số đọc của đồng hồ. Thanh chuẩn này được làm từ vật liệu có hệ số giãn nở không đáng kể (ví dụ bằng hợp kim Inva).
 

Hình 5 - Thiết bị đo (Kiểu A).
 
Chú dẫn:
- 1: vít điều chỉnh - 4: thanh bên
- 2: khung - 5: mẫu thử
- 3: chốt định vị đo - 6: giá đỡ
 

Hình 6 - Thiết bị đo (Kiểu B).
 
Chú dẫn:
- 1: chốt hãm
- 2: giá đỡ
 

Hình 7 - Thiết bị đo (Kiểu C).
 
Chú dẫn:
- 1: trục đo - 4: chân đế 2
- 2: mặt nằm ngang - a: Vùng đo
- 3: chân đế 1  
 

3.3. Chuẩn bị mẫu thử

 
Lắp khuôn thích hợp để chuẩn bị các mẫu thử.
Đúc khuôn mẫu ngay sau khi trộn vữa/keo bằng cách lắp khuôn chắc chắn lên bàn dằn. Sau đó, dùng thìa phù hợp lấy vữa/keo trực tiếp từ bát trộn và tạo lớp vữa/keo đầu tiên ở từng ngăn khuôn.
Trải vữa/keo đồng đều và lèn bằng cách dằn 60 cái.
Nhấc nhẹ nhàng khuôn ra khỏi bàn dằn, gạt vữa/keo thừa và dùng bay phẳng miết mặt mẫu.
Lau sạch vữa/keo dính xung quanh khuôn.
Đậy tấm kính theo mục 1.2.
Đặt khuôn đã được đánh dấu nhận biết lên nền phẳng trong điều kiện tiêu chuẩn ở nhiệt độ (23 ± 2) oC và độ ẩm tương đối (50 ± 5) % R.H hoặc nhiệt độ (27 ± 2) oC và độ ẩm tương đối (65 ± 5) % R.H.
Sau 24 h bảo dưỡng, cẩn thận lấy mẫu ra khỏi khuôn.
Chuẩn bị ba mẫu cho từng loại vữa/keo.
 

3.4. Cách tiến hành

 
Ngay sau khi tháo khuôn, xác định chiều dài của các mẫu thử (số đọc ban đầu) bằng dụng cụ đo (xem mục 3.2.4).
Giữ mẫu hình lăng trụ đã tháo khuôn trên tấm đỡ dày 10 mm trong điều kiện tiêu chuẩn, giữ khoảng cách giữa các mẫu ít nhất 25 mm.
Đo kích thước các mẫu sau 27 ngày ± 12 h tính từ lần đo thứ nhất.
 

3.5. Đánh giá kết quả

 
Độ co tuyến tính, tính bằng milimét trên mét, là giá trị trung bình của ba giá trị so với giá trị đo đầu tiên.
 

3.6. Báo cáo thử nghiệm

 
Báo cáo thử nghiệm gồm các thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này, "TCVN 7899-4: 2008 (ISO 13007-4: 2005)";
b) ngày thử nghiệm;
c) loại vữa/keo, ký hiệu thương mại, tên nhà sản xuất;
d) nơi gửi mẫu, ngày nhận mẫu, thông tin đầy đủ về mẫu thử;
e) cách xử lý và bảo quản mẫu trước khi thử nghiệm;
f) điều kiện thử nghiệm;
g) lượng nước hoặc phụ gia lỏng đã dùng để chuẩn bị mẫu;
h) kết quả thử nghiệm (giá trị đơn lẻ, giá trị trung bình và kiểu bong tách, nếu yêu cầu);
i) các yếu tố có thể ảnh hưởng kết quả thử;
j) kết quả kiểm tra ngoại quan trên từng mẫu trước và sau khi thử với kết quả thử đơn lẻ và giá trị trung bình của từng điều kiện thử, tính bằng niutơn trên milimét vuông;
k) kết quả thử (giá trị đơn lẻ và giá trị trung bình) tính bằng milimét trên mét.
 

4. Xác định độ chịu mài mòn

 

4.1. Quy định chung

 
Độ chịu mài mòn được thử nghiệm trong điều kiện tiêu chuẩn nêu trong TCVN 7899-4: 2008 và hướng dẫn chi tiết dưới đây.
 

4.2. Thiết bị, dụng cụ

 
4.2.1. Thiết bị thử độ mài mòn, bao gồm các bộ phận chính là đĩa mài, phễu chứa vật liệu mài, một giá đỡ mẫu và quả cân (xem Hình 8).
Đĩa mài làm từ vật liệu E 235 A (Fe 360 A) theo ISO 630, đường kính (200 ± 0,2) mm, chiều dày tại cạnh biên là (10 ± 0,1) mm và tốc độ vòng quay là 75 vòng/phút. Áp lực mẫu đè lên đĩa thép được xác định bằng cách hiệu chuẩn thiết bị theo silica nóng chảy trong suốt. Áp lực được điều chỉnh sao cho sau 150 vòng quay, sử dụng vật liệu mài F 80 (ISO 8486-1), tạo ra một đường lõm sâu (24 ± 0,5) mm. Silica nóng chảy trong suốt được sử dụng như chuẩn đầu. Chuẩn thử có thể dùng kính nổi hoặc sản phẩm khác. Nếu đường kính bị giảm 0,5 % so với đường kính ban đầu thì thay thế đĩa thép khác.
 

Hình 8 - Mô phỏng thiết bị thử mài mòn sâu.
 
Chú dẫn:
- 1: mẫu thử
- 2: đá mài nhôm oxit
- 3: đĩa thép
 
4.2.2. Vật liệu mài, là nhôm oxit nóng chảy, màu trắng, cỡ hạt 80 theo ISO 8486-1.
 
4.2.3. Đồng hồ đo, chính xác đến 0,1 mm.
 
4.2.4. Khuôn, là khung hình vuông, cứng, nhẵn, không thấm nước (ví dụ polyetylen hoặc PTFE), kích thước bên trong (100 ± 1) mm x (100 ± 1) mm và chiều dày (10 ± 1) mm.
 

4.3. Chuẩn bị mẫu thử

 
Vữa/keo được chuẩn bị như mô tả trong điều 3.
Đặt khuôn lên trên lớp màng polyetylen.
Trát một lớp vữa/keo vừa phải lên khuôn, miết cẩn thận và sạch sẽ sao cho vữa/keo phủ kín các lỗ hổng trên khuôn.
Đậy tấm kính theo mục 1.2.
Sau 24 h, cẩn thận nhấc khuôn ra.
Bảo dưỡng mẫu theo yêu cầu thử nghiệm. Chuẩn bị 2 mẫu cho mỗi loại vữa/keo.
 

4.4. Cách tiến hành

 
Đặt mẫu thử lên thiết bị (mục 1.1), bề mặt trát vữa/keo tiếp xúc hoàn toàn với đĩa mài khi quay.
Đảm bảo vật liệu mài (mục 1.2) được rắc đều trên vùng màu với vận tốc (100 ± 10) g trên 100 vòng quay.
Thực hiện quay đĩa mài 50 vòng.
Lấy mẫu ra khỏi máy mài và đo chiều dài cung mài (L) chính xác đến 0,5 mm.
Tiến hành trên mỗi mẫu thử ít nhất ở hai vị trí vuông góc với nhau.
Không sử dụng lại vật liệu mài.
 

4.5. Biểu thị kết quả

 
Độ bền mài mòn sâu theo thể tích V, tính bằng milimét khối, của vật liệu bị mài ra, được tính trên cơ sở chiều dài cung mài (L) theo công thức sau:
                         πα                    hd2  
               V = (-------- - sinα ) x -----
                        180                    8
 
với:
 
                                    L
               sin(0,5α ) = -----
                                    d
 
 
Trong đó:
- α là góc, tính theo độ, hình thành từ tâm điểm của đĩa mài và cung mài (xem Hình 9);
- h là chiều dày đĩa mài, tính bằng milimét;
- d là đường kính đĩa mài, tính bằng milimét;
- L là chiều dài cung mài, tính bằng milimét.
Một số các giá trị tương đương của L và V được cho trong Bảng 1.
 

Hình 9 - Mô tả cung mài.
 
Chú dẫn:
- α: góc hình thành giữa tâm đĩa quay và cung mài, tính bằng độ
- L: chiều dài cung mài
 
L
mm
V
mm3
L
mm
V
mm3
L
mm
V
mm3
L
mm
V
mm3
L
mm
V
mm3
20 67 30 224 40 540 50 1 062 60 1 851
20,5 72 30,5 238 40,5 561 50,5 1 094 60,5 1 899
21 77 31 250 41 582 51 1 128 61 1 947
21,5 83 31,5 262 41,5 603 51,5 1 162 61,5 1 996
22 89 32 275 42 626 52 1 196 62 2 046
22,5 95 32,5 288 42,5 649 52,5 1 232 62,5 2 097
23 102 33 302 43 672 53 1 268 63 2 149
23,5 109 33,5 316 43,5 696 53,5 1 305 63,5 2 202
24 116 34 330 44 720 54 1 342 64 2 256
24,5 123 34,5 345 44,5 746 54,5 1 380 64,5 2 310
25 131 35 361 45 771 55 1 419 65 2 365
25,5 139 35,5 376 45,5 798 55,5 1 459 65,5 2 422
26 147 36 393 46 824 56 1 499 66 2 479
26,5 156 36,5 409 46,5 852 56,5 1 541 66,5 2 537
27 165 37 427 47 880 57 1 583 67 2 596
27,5 174 37,5 444 47,5 909 57,5 1 625 67,5 2 656
28 184 38 462 48 938 58 1 689 68 2 717
28,5 194 38,5 481 48,5 968 58,5 1 713 68,5 2 779
29 205 39 500 49 999 59 1 758 69 2 842
29,5 215 39,5 520 49,5 1 030 59,5 1 804 69,5 2 906

Bảng 1 - Các giá trị tương đương.

 

4.6. Báo cáo thử nghiệm

 
Báo cáo thử nghiệm gồm các thông tin sau:
a) viện dẫn tiêu chuẩn này, "TCVN 7899-4: 2008 (ISO 13007-4: 2005)";
b) ngày thử nghiệm;
c) loại vữa/keo, ký hiệu thương mại, tên nhà sản xuất;
d) nơi gửi mẫu, ngày nhận mẫu, thông tin đầy đủ về mẫu thử;
e) cách xử lý và bảo quản mẫu trước khi thử nghiệm;
f) điều kiện thử nghiệm;
g) lượng nước hoặc phụ gia lỏng đã dùng để chuẩn bị mẫu;
h) kết quả thử nghiệm (giá trị đơn lẻ, giá trị trung bình và kiểu bong tách, nếu yêu cầu);
i) các yếu tố có thể ảnh hưởng kết quả thử;
j) kết quả kiểm tra ngoại quan trên từng mẫu trước và sau khi thử với kết quả thử đơn lẻ và giá trị trung bình của từng điều kiện thử, tính bằng niutơn trên milimét vuông;
k) chiều dài cung mài (L), chính xác đến 0,5 mm;
l) thể tích (V) rãnh mài, tính bằng milimét khối;
m) giá trị thể tích trung bình (Vav) tính bằng milimét khối.
 

5. Xác định biến dạng ngang

 
Sự biến dạng ngang được thử nghiệm và báo cáo theo qui trình về xác định biến dạng ngang nêu trong TCVN 7899-2: 2008 (ISO 13007-2: 2005).
 

6. Xác định độ bền hóa

 
Độ bền hóa được thử nghiệm và báo cáo theo qui trình về xác định độ bền hoá nêu trong TCVN 7899-2: 2008 (ISO 13007-2 : 2005).
 

 
Hy vọng phần trích dẫn “Vữa, keo chít mạch: Phương pháp thử các chỉ tiêu kỹ thuật” đã mang đến cho quý vị những tham khảo bổ ích. Hãy gọi chúng tôi để được giải đáp mọi thắc mắc và nhận những tư vấn hoàn toàn miễn phí cho các vấn đề liên quan đến thiết kế xây dựng nhà.
 

Công ty thiết kế xây dựng: Hoàng Gia Ric.

Chia Sẻ :

Liên hệ chúng tôi