Thư viện kiến trúc xây dựng
-
Các quy định về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình
Các quy định về nguyên tắc phân loại, phân cấp công trình dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị dựa trên các yếu tố về quy mô kết cấu, quy mô công suất hoặc tầm quan trọng. Thông thường thì tầm quan trọng và quy mô càng lớn, nguy cơ mất an toàn về cháy nổ càng cao thì cấp công trình càng tăng về mức độ đặc biệt. -
Các yêu cầu thiết kế hệ thống kỹ thuật công trình xây dựng
Hệ thống kỹ thuật công trình xây dựng gồm mạng lưới cấp nước, thoát nước, chiếu sáng, cấp điện, chống sét, thông gió, điều hoà không khí và hệ thống thông tin liên lạc, viễn thông. Khi công trình đi vào sử dụng, đường ống, dây dẫn trong hệ thống kỹ thuật cần hoạt động liên tục, thông suốt, đảm bảo an toàn và không ảnh hưởng tới thẩm mỹ chung. -
Yêu cầu về thiết kế kiến trúc nhà và công trình công cộng
Thiết kế kiến trúc là gì? Để đảm bảo an toàn và tiện dụng, thiết kế kiến trúc xây dựng cần thực hiện theo các yêu cầu nào? Làm thế nào để một chủ đầu tư, có thể nhanh chóng phát hiện ra kiến trúc sư đang không thực hiện đúng các nguyên tắc cơ bản trong thiết kế?
-
Yêu cầu về khu đất xây dựng và quy hoạch tổng mặt bằng
Khu đất xây dựng là nơi đặt công trình nhà ở, dịch vụ hoặc nhà công cộng, và có rất nhiều quy định liên quan đến khu đất xây dựng. Nắm rõ và thực hiện theo càng nhiều các quy định sẽ giúp chủ đầu tư giảm được nhiều hơn các rủi ro pháp lý về sau. -
Các quy định chung trong thiết kế xây dựng nhà ở
Thiết kế xây dựng nhà ở mới hoặc cải tạo cần tuân theo các quy định chung của cơ quan quản lý nhà nước, nhằm đảm bảo cho công trình xây dựng an toàn, tiện dụng và phù hợp với cảnh quan đô thị. Vậy các quy định xây dựng đó là gì? Bài viết này, Hoàng Gia Ric trích dẫn mục “quy định chung” trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4319:2012 về Nhà và công trình công cộng. -
Các thuật ngữ xây dựng sử dụng trong thiết kế nhà
Thuật ngữ xây dựng là các từ ngữ biểu đạt khái niệm (định nghĩa) chuyên môn ngành xây dựng. Sẽ rất dễ hiểu lầm nếu chúng ta là một người ngoài ngành và chưa từng tiếp xúc với ngôn ngữ xây dựng. Bài viết này Hoàng Gia Ric sẽ trích dẫn mục “thuật ngữ định nghĩa” trong Tiêu chuẩn quốc gia - TCVN 4319:2012. Mời quý vị tham khảo. -
Các vấn đề kỹ thuật trong thiết kế xây dựng tầng hầm
Tầng hầm là tầng nằm phía dưới mặt đất tự nhiên, một phần hoặc toàn bộ. Tầng hầm thường dùng là nơi để xe, là nhà kho cho hệ thống kĩ thuật công trình, cũng có thể là nơi bố trí các phòng giải trí như xem phim, bi a… Trong một số trường hợp, tầng hầm còn là giải pháp để tăng diện tích sử dụng, do chiều cao công trình bị giới hạn bởi các quy định của khu đô thị. -
Các loại móng phổ biến trong xây dựng nhà dân dụng
Móng là bộ phận tiếp nhận toàn bộ tải trọng công trình và truyền xuống nền đất. Có loại móng sâu, hạ xuống tận lớp sỏi đá, có loại móng nông đặt trên các nền đất bề mặt. Trong xây nhà dân dụng, các loại móng phổ biến được sử dụng là móng cọc, móng bè, móng băng. -
Xây nhà trọn gói, các bước xây dựng nhà đẹp
Xây nhà trọn gói là dịch vụ xây dựng nhà, mà đơn vị thi công thực hiện tất cả các gói công việc để dựng lên một ngôi nhà hoàn chỉnh. Bài đăng này viết khái quát về tất cả các công việc cần làm, thứ tự thực hiện và những lưu ý quan trọng trong xây dựng nhà. -
Thiết kế nhà trọn gói, các bước thiết kế nhà đẹp
Thiết kế nhà là dịch vụ thiết kế công trình nhà ở hoặc nhà dịch vụ, được thực hiện bởi công ty kiến trúc xây dựng. Thiết kế nhà là công việc cần thiết đối với các dự án, từ dạng nhà ở gia đình như nhà phố, biệt thự tới các toà nhà dịch vụ khách sạn, văn phòng. Một phần là bởi các yêu cầu về kĩ thuật để đảm bảo an toàn khi sử dụng cũng như những yêu cầu từ pháp luật, một phần khác lớn hơn là do nhu cầu về tính thẩm mỹ, tính tiện dụng ngày càng cao đến từ các chủ đầu tư.
-
Quy trình thi công: Công tác bê tông
Đối với bê tông trộn tay thì nguyên vật liệu đầu vào phải đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật. Cát và đá phải đảm bảo TCVN 7570:2006, Cốt liệu cho bê tông và vữa – yêu cầu kỹ thuật. Xi măng đảm bảo theo tiêu chuẩn TCVN 6260:1997, xi măng pooc lăng hỗn hợp – yêu cầu kỹ thuật. -
Hướng dẫn chọn cây phong thủy tài lộc giúp đem may mắn tiền tài
Có nguồn gốc từ Tây Phi, Tanzania, Zambia, cây phát tài hiện nay phổ biến ở khắp mọi nơi trên thế giới. Ở nước ta, phát tài còn có đến khoảng 20 loại thuộc dòng họ phất dụ, đều có hình dáng khá đẹp mắt và ý nghĩa phong thủy rất tốt. Ngoài cái tên phát tài thì chúng còn được gọi là thiết mộc lan hay phất dụ thơm.